TIN TỨC GEARLAUNCH
Với GearLaunch, bạn sẽ không bao giờ bị mất phương hướng. Từ các công cụ hữu ích đến các tài nguyên chuyên sâu, sứ mệnh của chúng tôi là giúp bạn tìm đường đến thành công.
Với GearLaunch, bạn sẽ không bao giờ bị mất phương hướng. Từ các công cụ hữu ích đến các tài nguyên chuyên sâu, sứ mệnh của chúng tôi là giúp bạn tìm đường đến thành công.
January 21, 2022
Bạn có biết mình là một người như thế nào không? Bạn có thể miêu tả bản thân trong một vài từ không? Hẳn là không thành vấn đề đúng không nào? Vậy bạn có thể làm điều tương tự với thương hiệu/doanh nghiệp của mình không? Để làm được điều này, bạn phải trả lời được câu hỏi: Tiếng nói và cá tính thương hiệu của bạn là gì? Chúng là nền tảng quan trọng góp phần định hình nên doanh nghiệp của bạn đấy.
Về cơ bản, tiếng nói thương hiệu cũng chính là cá tính thương hiệu của bạn. Khi doanh nghiệp của bạn có tiếng nói thương hiệu, thì nó cũng sẽ có cá tính như một con người. Điều này giúp bạn kết nối với khách hàng dễ dàng hơn. Giọng nói thương hiệu có thể là bất cứ thứ gì, đây vừa là một thuận lợi giúp bạn tha hồ tìm kiếm ý tưởng, nhưng nếu không cẩn thận bạn sẽ lạc vào một rừng ý tưởng.
Chúng ta ai cũng có “giọng nói” khác nhau, tùy vào từng tình huống cụ thể đúng không nào? Cụ thể là với khách hàng, bạn sẽ dùng giọng “chuyên viên chăm sóc khách hàng”; với bạn bè, bạn sẽ dùng giọng nói thân thuộc, còn với gia đình thì bạn lại dùng giọng nói gần gũi.
Giọng nói thương hiệu cũng giống như thế.
Nói cách khác, giọng nói thương hiệu giúp bạn nhân hóa thương hiệu của mình. Nhờ đó, thương hiệu của bạn trở nên sống động và giống với một con người hơn là một tổ chức.
Giọng nói thương hiệu khác với tông giọng. Tông giọng sẽ thay đổi tùy theo cảm xúc và nội dung mà bạn muốn truyền đạt. Còn giọng nói lại giống với một cá tính “bất di bất dịch” hơn.
Trên thực tế, giọng nói thương hiệu là một nền tảng quan trọng để xây dựng doanh nghiệp của bạn. Nó không những giúp bạn kết nối với khách hàng, mà còn mang tầm ảnh hưởng lên cách mà bạn quảng cáo, mô tả thiết kế và sản phẩm của mình.
Nếu bạn là một khách hàng, thì hẳn là bạn sẽ có thiện cảm với một công ty có thể “nói chuyện” được hơn là một công ty “không cảm xúc” đúng không nào?
Khi bạn có giọng nói của riêng mình, bạn sẽ trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn có thể xây dựng cho mình một giọng nói để làm nên bản sắc riêng, thì khi người ta thấy một dòng tweet, một bài viết trên Facebook hoặc trên Instagram, thì họ sẽ nhận ra bạn ngay lập tức.
Có nhiều cách để giọng nói thương hiệu của bạn toát lên vẻ tự tin. Cách đơn giản nhất là cứ để mọi thứ diễn ra thật tự nhiên. Khi bạn đã có niềm tin đối với thương hiệu của mình, thì bạn đâu cần phải nhọc công để “tô vẽ” cho sản phẩm.
Hãy tin tưởng vào sản phẩm của mình, khách hàng sẽ tự khắc đón nhận chúng.
Bạn cần phải cẩn trọng với ngôn từ của mình nếu bạn muốn có một giọng nói thân thiện. Bạn phải cho khách hàng thấy được sự ấm áp và tinh thần hỗ trợ luôn thường trực của mình. Hãy đảm bảo với khách hàng rằng bạn sẽ luôn có mặt khi họ cần.
Cũng có thể, bạn muốn đi một con đường khác biệt và muốn tinh nghịch với khách hàng của mình. Có những thương hiệu rất thành công khi làm điều này. Điểm cân bằng chính là bí quyết. Bạn muốn tạo dựng hình ảnh tinh nghịch trong mắt khách hàng, nhưng nếu làm quá đà thì họ sẽ bỏ đi hết đấy.
Hãy luôn tạo mối liên hệ giữa họ và các câu đùa của bạn, nhưng đừng bao giờ mang họ ra làm trò đùa.
Để tìm ra đúng giọng nói của mình, bạn cần phải kiên nhẫn và không được vội vàng. Đây là quá trình đòi hỏi bạn phải suy nghĩ thấu đáo, có kế hoạch rõ ràng và hình dung được hình mẫu lý tưởng mà thương hiệu của bạn đang theo đuổi trong thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Giọng nói thương hiệu của bạn có quan hệ mật thiết với nhận diện thương hiệu và cá tính thương hiệu của bạn. Trên thật tế, không ít người đã tìm ra được cả yếu tố này trong quá trình xây dựng giọng nói thương hiệu.
Hãy lập một danh sách về những từ ngữ mang tính mô tả về thương hiệu lẫn giọng nói của nó. Bạn muốn xây dựng hình tượng sắc sảo, tinh nghịch, nghiêm túc, hay nghệ sĩ? Hay bạn muốn khoác lên hình ảnh thân thiện, ngạo nghễ, mộc mạc, hoặc trào phúng khi giao tiếp với khách hàng?
Nếu bạn xem thương hiệu của mình như một con người, thì bạn sẽ miêu tả nó như thế nào? Đâu là hình mẫu lý tưởng nhất dành cho nó? Nếu bạn không tìm được một hình mẫu lý tưởng nào, thì hãy điều chỉnh các mô tả sao cho phù hợp với nhu cầu của bạn.
Dưới đây là danh sách các mô tả mà bạn có thể tham khảo. Đừng chỉ bắt chước một cách máy móc, mà hãy dựa vào đó để tạo ra hình mẫu mà bạn cảm thấy phù hợp nhất.
Đối tượng mà bạn tương tác là ai? Họ bao nhiêu tuổi? Giới tính là gì? Họ sống ở đâu? Những nền tảng mạng xã hội mà họ thường sử dụng là gì? Bạn cần phải tìm hiểu tất cả những nhân tố quan trọng này, vì bạn đâu thể “nhắm mắt nhắm mũi” bán hàng trong khi không biết khách hàng của mình là ai.
Chúng ta thường đề cập đến những người nuôi thú cưng, chính vì vậy mà đây là một ngách rất rộng. Tuy nhiên, khi đề cập đến những khách hàng xem thú cưng của mình như con cái thì bạn phải dùng một thái độ khác.
Chỉ một điểm khác biệt này thôi cũng đã khiến bạn phải thay đổi cách nói chuyện đối với họ rồi. Đối với những bậc cha mẹ chân chính của thú cưng, thì bạn hãy tận dụng chính tình cảm mà họ dành cho những “đứa con” của mình. Nếu bạn đang suy nghĩ về nội dung mô tả dành cho giường thú cưng, thì gợi ý sau sẽ là một ví dụ đáng để tham khảo:
“Every furry prince or princess needs a perfect throne to sit/sleep on. Get them the very best with this customized fleece bed. Make sure to take plenty of pictures of your royal furbaby curling up on this bed!”
(“Các chàng hoàng tử và các nàng công chúa lông lá đều cần đến một chiếc ngai hoàn hảo. Chiếc giường lông cừu này chính là sự lựa chọn tốt nhất. Hãy khoe những tấm ảnh chụp những đứa con của hoàng tộc đang cuộn tròn trên giường!”)
Tuy nhiên, mô tả này có thể phản tác dụng đối với những khách hàng chỉ đơn thuần xem thú cưng là động vật.
Nếu bạn đã có sẵn khách hàng, thì đừng ngại hỏi ý kiến của họ. Bạn có thể đặt những câu hỏi như sau trong khảo sát của mình: Bạn hình dung như thế nào về chúng tôi? Nếu chúng tôi là một con người, thì bạn nghĩ chúng tôi có tính cách như thế nào? Bạn thích giọng điệu nào của chúng tôi hơn?
Các đối thủ của bạn có giọng nói như thế nào? Bạn có hâm mộ một thương hiệu nào không? Việc tìm hiểu về đối thủ của bạn không chỉ mang lại ý tưởng, mà còn giúp bạn tránh trở thành bản sao của họ.
Bạn muốn tương tác với khách hàng của mình như thế nào? Tỏ ra khôi hài hay trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy dành cho họ?
Đừng ngại xin ý kiến của khách hàng, lẫn nhân viên, bạn bè và gia đình của họ. Họ chính là nguồn ý tưởng và ngôn từ vô cùng phong phú và hữu ích. Với cái nhìn đầy khách quan, họ sẽ cho bạn biết bạn cần phải cải thiện điều gì.
Nếu doanh nghiệp của bạn đã đi vào hoạt động trong một thời gian dài rồi thì sao? Bạn còn cơ hội để xây dựng giọng nói thương hiệu của mình không?
Không bao giờ là quá trễ cả!
Bạn có thể tận dụng dữ liệu mà mình đang có để xâu chuỗi lại tất cả những điểm thương đồng. Từ đó tìm ra những điểm thu hút nhất đối với khách hàng.
Nguồn dữ liệu có thể là:
Đừng xem thường khảo sát nhé. Hãy tạo một khảo sát để thu thập nhu cầu của khách hàng và cảm nhận của họ về bạn.
Giờ thì bạn đã có trong tay tất cả kiến thức cần thiết để xây dựng giọng nói thương hiệu. Đã đến lúc để bạn sắp xếp và dữ liệu hóa mọi thứ cần thiết cho bạn lẫn các đối tác rồi đấy.
Hãy lập một bảng phân tích giọng nói thương hiệu đơn giản với các cột phản ánh tính chất và chi tiết của giọng nói, hình tượng mà bạn sẽ hướng đến và hình tượng mà bạn cần tránh.
Bằng cách này, bạn vừa có thể sắp xếp mọi thứ đâu ra đấy, lại vừa có thể giúp đội ngũ xây dựng nội dung của bạn biết được họ cần phải làm gì.
Hãy tổng hợp tất cả thông tin lại thành một tài liệu hoàn chỉnh để đưa cho đối tác hoặc freelancer mà bạn thuê tham khảo. Tài liệu này cần bao gồm bảng phân tích giọng nói thương hiệu, danh sách về những ngôn từ mà bạn muốn sử dụng, ví dụ như các bài viết trên mạng xã hội và các email trao đổi với khách hàng.
Giọng nói thương hiệu hoàn toàn có thể thay đổi được. Cũng tương tự như con người, giọng nói thườn hiệu của bạn cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Dẫu vậy, sự thay đổi này nên diễn ra từ từ để tránh khiến cho mọi người nhận không ra bạn.
Portent’s Tone of Voice Generator: Đây là một công cụ miễn phí, giúp thương hiệu của bạn tìm ra giọng nói của mình thông qua việc trả lời các câu hỏi.
SurveyMonkey:Với phần mềm này, bạn có thể tạo các khảo sát và gửi đến khách hàng một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể hoàn thành khảo sát theo cách rất đơn giản.
Crowdsignal:Phần mềm khảo sát này có cùng cha đẻ với WordPress, vì vậy quá trình tạo lập và hoàn thành các khảo khát đều rất đơn giản.
Đến đây thì bạn đã xác định được giọng nói thương hiệu và cảm thấy tự tin hơn về doanh nghiệp của mình rồi đúng không nào? Giờ thì bạn có thể thoải mái tương tác với khách hàng và thỏa sức tạo các tài liệu marketing rồi đấy. Hãy để ý xem doanh thu và hiệu quả tương tác với khách hàng có gì thay đổi không nhé.