TIN TỨC GEARLAUNCH

Với GearLaunch, bạn sẽ không bao giờ bị mất phương hướng. Từ các công cụ hữu ích đến các tài nguyên chuyên sâu, sứ mệnh của chúng tôi là giúp bạn tìm đường đến thành công.

Bỏ Túi Ngay Các Nguyên Tắc Thiết Kế Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả

September 3, 2021

Bạn muốn tạo ra những thiết kế của riêng mình nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Mọi việc đơn giản hơn bạn nghĩ đấy! Bạn cứ theo những nguyên tắc thiết kế cơ bản mà làm. Nếu bạn không có ý định tạo ra những thiết kế riêng, thì bạn cũng nên biết một số nguyên tắc cơ bản trong thiết kế để có thể hình dung được những thiết kế mà mình muốn đặt làm.

Nguyên tắc thiết kế là gì?

Nguyên tắc thiết kế là những nguyên tắc quy chuẩn giúp những người trong ngành thiết kế tạo ra được bố cục đẹp.

Các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế là gì?

Cân bằng (Balance)

Có lẽ bạn cho rằng những đối tượng trong thiết kế sẽ không có trọng lượng, nhưng thật ta là có đấy. Khái niệm này được gọi là trọng lượng thị giác. Trọng lượng này được quy định bởi màu sắc, kích cỡ, hoặc lớp nền kết cấu. Và cách bạn sắp xếp vị trí các đối tượng trong một thiết kế sao cho hài hòa chính là nguyên tắc cân bằng mà chúng tôi đang muốn nói đến.

Có 2 phương pháp khác nhau để tạo ra sự cân bằng.

Khi nói đến cân bằng, thì hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến đối xứng (còn được gọi là cân bằng chính thức). Đối xứng là khi các đối tượng được sắp xếp đồng đều trong một bố cục. Đối với phương pháp này, các đối tượng thường được sắp xếp cân đối ở cả hai bên của đường trục.

two giraffes facing opposite directions perfectly symmetrical

Ngược lại, phương pháp bất đối xứng (còn được gọi là cân bằng không chính thức) lại không tuân theo các quy tắc cân bằng, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ được chấp nhận. Cụ thể là các đối tượng sẽ được sắp xếp một cách không đồng đều, điển hình là số lượng đối tượng ở một bên của đường trục sẽ nhiều hơn phía bên kia.

5 boxes on one side of a seesaw and 1 box on the other side of the seesaw

Khoảng trắng (White Space)

Mặc dù là một yếu tố thuộc về tính tương phản, nhưng không ít người cho rằng khoảng trắng mang tầm quan trọng đáng kể và đáng được xem như một nguyên tắc riêng biệt.

Nó còn có tên gọi khác là không gian âm (negative space). Sở dĩ nó có tên gọi như vậy bởi vì bản chất của nó chính là tất cả các khoảng trống có trong bố cục. Khi được sử dụng đúng cách, khoảng trắng có thể tạo điểm nhấn cho các đối tượng khác trong thiết kế của bạn.

Nhiều người còn xem khoảng trắng chính là những “khoảng thở” của thiết kế.

white tote bag with pink, bright blue, orange, bright green, purple popsicles on a chair with a bookshelf in the background

Tương phản (Contrast)

Bạn đã từng nghe ai đó nói đến một thiết kế “bật tông” bao giờ chưa? Điều họ đang muốn nói đến chính là sự tương phản đấy. Sự tương phản tạo ra sự khác biệt trong một thiết kế. Điều này có thể được thực hiện thông qua không gian, màu sắc và hình dạng.Trong đó, màu sắc là nhân tố được sử dụng nhiều nhất để tạo ra tính tương phản của thiết kế.

Nói đến tương phản là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến đen và trắng, sáng và tối, lớn và nhỏ.

Cân bằng đóng một vai trò quan trọng trong tương phản. Sẽ ra sao nếu tất cả các yếu tố trong một thiết kế đều được làm cho nổi bật và có trọng lượng như nhau? Chẳng những ý tưởng về một thiết kế phá cách và táo bạo không thành, mà còn tạo ra một mớ bòng bong, rối rắm và lộn xộn.

thin red lines and thick white lines going across a black background image

Điểm nhấn / Điểm mạnh (Dominance/ Emphasis)

Điểm nhấn được tạo nên từ việc nhấn mạnh. Bạn có thể nhấn mạnh mọi thứ thông qua các yếu tố như kích thước, lựa chọn màu sắc và kết hợp màu sắc. Có 3 mức độ nhấn mạnh khác nhau trong thiết kế.

Điểm nhấn: Tập trung vào đối tượng bạn cần nhấn mạnh nhất. Nếu bạn cảm thấy một đối tượng nào đó quan trọng, thì đây chính là đối tượng cần được đưa ra để làm điểm nhấn. Các đối tượng được chọn làm điểm nhấn thường có xu hướng nằm ở trung tâm của bố cục.

Điểm nhấn phụ: Đây là các đối tượng quan trọng thứ hai trong bố cục. Bạn nên đặt những đối tượng này ở vị trí giữa của phông nền.

Phụ trợ: Là các đối tượng ít quan trọng nhất nhưng vẫn xuất hiện ở phông nền.

chess board with chess pieces on it, white pieces are blurry in the front, there's a single clear white piece in the middle, then blurry black pieces in the background

Tỷ trọng (Proportion)

Còn được gọi là tỷ lệ. Đây là nguyên tắc quy định trọng lượng trực quan và kích thước của tất cả các yếu tố trong một thiết kế. Nói một cách đơn giản, một đối tượng có kích thước càng lớn, thì nó càng đóng vai trò quan trọng.

Thêm một điều tối quan trọng nữa là tất cả các đối tượng này phải ăn khớp với nhau. Nghĩa là, kích thước của đối tượng sẽ làm phần đệm để đối tượng kia trở nên nổi bật.

Shower curtain with watermelon slices of different sizes with a bright green and white striped background hanging over a bathtub in a bathroom

Chuyển động (Movement)

Chuyển động ở đây chính là chuyển động mắt của người xem khi họ nhìn vào một thiết kế. Nguyên tắc chuyển động được sử dụng để tạo sự liên kết từ thành tố này đến thành tố khác. Bạn có thể tạo chuyển động bằng cách sử dụng các yếu tố như hình dạng, màu sắc và đường nét. Đường kẻ luôn là cách dễ nhất để truyền tải chuyển động trong một thiết kế.

Arrows of various colors curving upwards

Đồng nhất (Unity)

Đồng nhất là sự đồng điệu giữa các thành tố trong cùng một thiết kế. Nếu thiết kế của bạn không có sự đồng nhất thì người xem sẽ phát hiện ra ngay mặc dù họ không phải là người đụng tay vào để thiết kế. Khi bạn không có một đối tượng chính để làm điểm nhấn thì nguyên tắc thống nhất sẽ rẽ ra hướng đi cho bạn.

bulldog face filled with various colors and abstract patterns and red glasses on white canvas

Lặp lại (Repetition)

Một số người có thể nghĩ rằng sự lặp lại sẽ gây ra cảm giác nhàm chán và đơn điệu, tuy nhiên khi được áp dụng một cách hợp lý thì nó sẽ tạo ra sức hút không hề nhỏ cho các thiết kế của bạn. Nếu bạn có một thiết kế đầy sáng tạo và mang chút hơi hướng hoang dã, thì nguyên tắc này sẽ tạo ra chiều sâu và sức hút cho tác phẩm của bạn.

Doughnuts of various colors in vertical lines on a white curtain secured in front of a window

Nhịp điệu (Rhythm)

Khi nhắc đến nhịp điệu thì ai cũng nghĩ ngay đến âm nhạc, nhưng ít ai biết rằng nhịp điệu cũng được xem là một nguyên tắc quan trọng và lâu đời trong thiết kế. Trong nghệ thuật thị giác, nhịp điệu được hiểu là khoảng cách giữa các đối tượng trong một bố cục. Trên thực tế, có đến 5 loại nhịp điệu khác nhau được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế như sau:

    • Mang tính ngẫu nhiên không có một khuôn mẫu cụ thể.
    • Đều đặn không có khuôn mẫu.
    • Tạo ra sự xen kẽ từ một khuôn mẫu ban đầu, nhưng lại có nhiều biến thể trong mẫu đó.
    • Theo dạng dòng chảy bao gồm các chuyển động được thể hiện qua các khúc cua và đường cong.
    • Có tính tăng dần gồm những thay đổi theo hướng đi lên, và mỗi thay đổi được tạo nên từ những tiền đề trước đó.

white shower curtain with blue, green, and yellow lines forming loose shapes in a loose pattern, there's a two wooden tables next to the bathtub

Bạn nhận ra bao nhiêu nguyên tắc trong số này?

Sau khi tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản về thiết kế, bạn đã nhận ra được bao nhiêu nguyên tắc được áp dụng khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày của bạn? Chúng có mặt ở khắp mọi nơi đúng không nào? Có nguyên tắc nào trong số này giúp bạn nảy ra ý tưởng cho một thiết kế mới không? Hãy cho chúng tôi biết trên Instagram hoặc Twitter!

Nếu bạn muốn tìm hiểu về các bài học nghệ thuật thú vị hơn, hãy tham khảo các bài viết về lý thuyết màu sắc hoặc tâm lý màu sắc của chúng tôi.