TIN TỨC GEARLAUNCH
Với GearLaunch, bạn sẽ không bao giờ bị mất phương hướng. Từ các công cụ hữu ích đến các tài nguyên chuyên sâu, sứ mệnh của chúng tôi là giúp bạn tìm đường đến thành công.
Với GearLaunch, bạn sẽ không bao giờ bị mất phương hướng. Từ các công cụ hữu ích đến các tài nguyên chuyên sâu, sứ mệnh của chúng tôi là giúp bạn tìm đường đến thành công.
June 10, 2021
Trong đợt đại dịch Covid-19 vừa qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của ngành thương mại điện tử. Chẳng có gì đáng kinh ngạc khi mọi người đều chọn Amazon là điểm lui tới thường xuyên. Trong tình hình đó, Google và Shopify đã bắt tay nhau để tạo ra một cục diện mới. Vậy động thái này đã nói lên điều gì? Bởi vì hiện tại chỉ có hai công ty này mới xứng tầm làm đối thủ của gã khổng lồ mua sắm trực tuyến này mà thôi. Sự chạm trán của những gã khổng lồ này vô hình chung sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho công việc kinh doanh của bạn.
Tại hội nghị I/O thường niên diễn ra vào tháng 5 năm 2021, Google đã thông báo về các bước đi mới nhất của mình trong việc thúc đẩy thị trường thương mại điện tử. Họ muốn thực hiện điều này thông qua mối quan hệ đối tác sâu hơn với Shopify và các công cụ tìm kiếm sản phẩm mới.
Việc đưa mối quan hệ đối tác này lên một tầm cao mới sẽ giúp đơn giản hóa quy trình đưa sản phẩm lên Google “chỉ trong vài cú nhấp chuột”.
Tuy hiện tại vẫn chưa có một bản cập nhật cụ thể nào về cách tất cả sẽ diễn ra như thế nào, nhưng những công cụ này được cho là sẽ giúp người bán liệt kê sản phẩm của họ trên công cụ tìm kiếm dễ dàng hơn.
Một công cụ tìm kiếm mới trong số đó đưa ra đề xuất về những sản phẩm xuất hiện trong những bức ảnh trong Google Photos của khách hàng. Điều này có nghĩa là nếu khách hàng hoàn toàn có thể tìm mua các món đồ có trong bức ảnh mà họ đang xem.
Google sẽ thêm một một mô-đun mới trong Chrome và mô-đun này có chức năng làm nổi bật những giỏ hàng đang chờ thanh toán của người dùng trong quá trình họ lướt web. Điều này không những tạo ra những nhắc nhở thân thiện dành cho người dùng mà còn giúp họ quay lại các trang sản phẩm một cách dễ dàng hơn.
Google cũng đang tìm cách cho phép người dùng liên kết các chương trình khách hàng thân thiết của các cửa hàng yêu thích với tài khoản Google của họ. Điều này sẽ làm nổi bật mọi giao dịch, phiếu giảm giá và các tùy chọn mua bổ sung khi người dùng thanh toán.
Google muốn giúp người dùng cải thiện cách họ mua hàng trực tuyến thông qua Sơ đồ mua sắm. Đây là một mô hình được nâng cao bởi AI nên nó sẽ có thể theo dõi và điều chỉnh các sản phẩm, người bán, thương hiệu và bài đánh giá được thay đổi liên tục.
Sơ đồ mua sắm được thiết kế để giúp người tiêu dùng mua sắm dễ dàng hơn bằng cách cung cấp các kết quả phù hợp hơn từ khắp nơi trên thế giới.
Vào tháng 4 năm 2020, Google đã loại bỏ tất cả các khoản phí đối với danh sách sản phẩm hiển thị trên Google Shopping. Đây chính là cách mà Google hỗ trợ những người bán có thể đang gặp khó khăn trong đại dịch. Động thái này đồng thời cũng giúp Google tăng thêm 70% danh mục sản phẩm và 80% người bán, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Google cũng nói rằng họ sẽ tiếp tục không thu bất kỳ khoản phí nào trong tương lai gần.
Trong khi đó, nhiều người bán đã cảm thấy rất bất mãn với việc Amazon thu đến 1/4 phí trên mỗi giao dịch, đó là chưa bao gồm tiền quảng cáo. Thêm vào đó, người bán trên Amazon cũng không thể thiết lập mối quan hệ trực tiếp với khách hàng vì những rào cản được đặt ra.
Google muốn thay đổi tất cả những điều này và thúc đẩy doanh nghiệp của bạn phát triển thay vì giữ nó nằm trong phạm vi doanh nghiệp của họ.
Dựa vào mối quan hệ đối tác ngày càng gắn kết với Google, người bán trên Shopify sẽ có thể dễ dàng đăng và quảng cáo sản phẩm của họ trên công cụ tìm kiếm và Sơ đồ mua sắm. Điều này có nghĩa là họ có khả năng nhận được nhiều doanh số hơn từ những người dùng đang tìm kiếm các sản phẩm mà họ cung cấp.
Có thể nói đây không chỉ là một tin vui cho người bán trên Shopify mà còn cho tất cả các doanh nghiệp thương mại điện tử nói chung.
Google không hề được biết đến như một trang thương mại điện tử chính thống, nhưng chúng ta có thể thấy Google đang lao vào cuộc chiến để trở thành một đối thủ ngang hàng với Amazon. Amazon vẫn đang đầu tư nhiều tiền hơn vào hoạt động kinh doanh quảng cáo của mình và điều này đe dọa trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh quảng cáo cốt lõi của Google. Một số báo cáo từ mùa thu năm 2020 cho biết rằng một số cố vấn đã bắt đầu rời Google để sang Amazon.
Tuy vậy Google không đề cập rằng đó là lý do đẫn đến sự thay đổi này. Thay vào đó, Google lên tiếng rằng họ muốn dân chủ hóa thương mại điện tử.
Bill Ready, Chủ tịch mảng Thương mại và Thanh toán của Google cho biết:
“Khi nói đến mua sắm, những gì chúng tôi đang cố gắng xây dựng và hỗ trợ là một hệ sinh thái thương mại mở và miễn phí. Điều này rất quan đối với người tiêu dùng bởi nhờ đó mà họ có thêm quyền lựa chọn, và đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đây là lúc họ có thể tham gia vào sự phát triển của ngành thương mại kỹ thuật số.”
Dẫu bạn có sử dụng ứng dụng GearLaunch Shopify cho cửa hàng của mình hay nền tảng đầy đủ của chúng tôi thì bạn vẫn có cơ hội tiếp cận với những công cụ này. Những công cụ mới này sẽ cho phép bạn mở rộng đối tượng khách hàng của mình đến mức bạn chưa từng thấy bao giờ. Sẽ thật khờ khạo nếu bỏ qua cơ hội tận dụng công cụ mới đầy tính tiên phong này trong các hoạt động marketing thương mại điện tử của bạn.
Những công cụ này cho phép bạn mở rộng phạm vi tiếp cận của mình trên tất cả các nền tảng. Từ đó bạn có thể thay đổi cách thức quảng cáo, cách tận dụng mạng xã hội hoặc nảy ra bất cứ hình thức nào khác phục vụ cho mục đích quảng cáo sản phẩm của bạn.
Khi nào các thông tin chi tiết trên được củng cố, chúng tôi sẽ xây dựng nội dung về cách sử dụng các công cụ tìm kiếm mới này của Google tương tự như trong phần giải thích của chúng tôi về Google Shopping.