TIN TỨC GEARLAUNCH
Với GearLaunch, bạn sẽ không bao giờ bị mất phương hướng. Từ các công cụ hữu ích đến các tài nguyên chuyên sâu, sứ mệnh của chúng tôi là giúp bạn tìm đường đến thành công.
Với GearLaunch, bạn sẽ không bao giờ bị mất phương hướng. Từ các công cụ hữu ích đến các tài nguyên chuyên sâu, sứ mệnh của chúng tôi là giúp bạn tìm đường đến thành công.
April 8, 2022
Thiết kế logo chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Đó là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, nghiên cứu, thử nghiệm, mắc lỗi với lòng kiên trì không bỏ cuộc. Nhưng không phải vì vậy mà việc này là một nhiệm vụ bất khả thi nhé. Chúng tôi chỉ muốn bạn có cái nhìn khách quan và nghiêm túc hơn mà thôi. Bài viết về cách thiết kế logo cho doanh nghiệp in-theo-yêu-cầu này sẽ cung cấp cho bạn những bước thực hiện chi tiết.
Trước khi bắt tay vào phác thảo thì bạn cần phải bỏ thời gian ra nghiên cứu đã. Bạn nên tự đặt ra thật nhiều câu hỏi để hình dung được logo của mình sẽ trông như thế nào.
Điều tiên quyết và cũng quan trọng nhất là bạn phải biết được khách hàng của mình thích cái gì. Nếu bạn đã có chân dung khách hàng của mình, thì hãy thử đặt mình vào vị trí của họ để xem họ mong muốn thấy được điều gì trong một logo. Hãy liên kết các mảnh ghép ý tưởng của mình lại thông qua những thông tin về nhân khẩu học mà bạn thu thập được.
Bạn cần tìm hiểu về một số khía cạnh của khách hàng như lối sống, sở thích và sản mà họ mua từ bạn (nếu bạn đã có khách hàng), cùng những thông tin khác.
Đừng ngần ngại hỏi xem những khách hàng hiện tại của bạn đang nghĩ gì. Bạn có thể sử dụng mạng xã hội và khảo sát để thu thập ý kiến của họ. Nếu bạn chưa có khách hàng, thì bạn bè và người thân sẽ là những đối tượng đóng góp ý kiến rất đáng tin cậy đấy. Biết đâu họ sẽ cung cấp cho bạn những ý tưởng mà bạn sẽ không bao giờ ngờ đến.
Những đối thủ của bạn đều đã có logo của riêng họ? Hãy dành thời gian xem xét và phân tích về logo của những đối thủ này. Sau đó bạn hãy liệt kê ra xem đâu là những điều bạn thích và không thích về những logo này. Màu sắc mà họ sử dụng trong logo là màu gì. Từ đó bạn sẽ biết làm như thế nào để logo của mình trở nên nổi bật hơn so với họ.
Bạn có thể thoải mái tham khảo, nhưng đừng bao giờ bắt chước logo của người khác nhé. Hành động này là không nên và sẽ khiến bạn trở thành cái bóng của chính những đối thủ của mình đấy. Hẳn đây là điều mà bạn không hề mong muốn chút nào.
Có rất nhiều loại logo mà bạn có thể thiết kế. Bạn nên xem kỹ qua từng loại và quyết định xem đâu là loại phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. You should look at each one and decide which would be good for your business.
Đây là loại logo sử dụng chính tên doanh nghiệp của bạn. Loại logo này không sử dụng các hình ảnh hay biểu tượng nào khác ngoài tên doanh nghiệp của bạn trong một phông chữ cụ thể. Nói đến loại logo này thì không thể nào không nhắc đến Google. Logo của gã khổng lồ tìm kiếm này chính là tên doanh nghiệp được thiết kế theo lối typography (một phong cách trình bày và hiển thị các chữ cái).
Loại logo này được tạo ra từ các chữ cái đầu lấy từ tên doanh nghiệp của bạn. Logo chữ lồng có thể được sử dụng như biểu tượng cửa hàng của bạn. Khi tên cửa hàng của bạn càng dài thì logo này sẽ càng dễ thiết kế.
Loại logo này ứng dụng typography là chủ yếu bởi vì nó lấy cách chữ cái làm chất liệu thiết kế.
Loại logo này lấy hình ảnh làm chủ đạo. Hãy liên tưởng đến chú chim màu xanh của Twitter hay quả táo bị mất một phần của Apple.
Đối với những doanh nghiệp mới thì đây không phải là loại logo dễ thiết kế vì khách hàng sẽ rất khó hình dung ra ý nghĩa của biểu tượng. Nếu bạn chưa bao giờ nghe đến Twitter trước đó thì bạn có biết được ý nghĩa của chú chim màu xanh không? Hẳn là không rồi.
Đây là loại logo mang tính biểu tượng rất cao. Logo biểu tượng mang đậm sắc thái nghệ thuật với sự kết hợp giữa hình ảnh và màu sắc để thể hiện nét đặc trưng của một doanh nghiệp. Đây là loại logo rất khó thiết kế vì bạn phải biết cách để biểu tượng hóa thương hiệu của mình một cách phù hợp và chính xác.
Đây là loại logo mang hình dáng của một nhân vật hoạt hình đầy màu sắc. Có thể nói logo linh vật đóng vai trò như người phát ngôn của một thương hiệu.
Đây là loại logo kết hợp giữa hình ảnh và tên của một doanh nghiệp. Sự kết hợp này luôn mang lại hiệu quả vì khách hàng có thể nhận biết được một thương hiệu, đồng thời hình dung được thông điệp mà logo mang lại.
Loại logo này cũng bao gồm cả hình ảnh và ký tự, nhưng theo một phong cách khác. Chúng trông giống như phù hiệu hoặc tem niêm phong. Đây là loại logo mang lại cảm giác mang tính truyền thống và chi tiết. Nếu bạn muốn truyền đạt thông điệp mang chất cổ điển thì đây chính là loại logo dành cho bạn.
Nếu nhìn tổng thể thì một logo có thể khá phức tạp. Tuy vậy nếu biết cách phân tích các thành phần của nó thì bạn sẽ thấy chẳng có gì quá phức tạp cả.
Bạn cần phải quyết định xem có nên đưa hình học vào trong logo của mình không. Các hình học khác nhau có thể được sử dụng trong nhiều cách khác nhau và mang những ý nghĩa khác nhau.
Bạn có thể sử dụng hình học như một vật chứa. Ví dụ như đặt tên cửa hàng của bạn trong hình tròn, hình vuông hay hình chữ nhật. Những hình này có thể là đường viền hoặc là khối hình.
Hình tròn là biểu tượng của sự thống nhất, an ninh, bảo vệ. Đây là hình rất thích hợp để dùng cho logo chữ lồng và tên ngắn.
Hình vuông và chữ nhật thường được liên tưởng đến sự ổn định và cân bằng. Chúng thích hợp để sử dụng cho tên dài và thường được các tập đoàn lớn sử dụng.
Hình tam giác đại diện cho sức mạnh, phản lực và tốc độ. Ngoài ra, hình tam giác cũng đại diện cho khuynh hướng phát triển.
Những hình học được đề cập ở trên thường mang lại cảm giác tự nhiên, ấm áp và thoải mái cho người xem.
Màu sắc chiếm vị thế chủ đạo trong một logo. Vì vậy bạn hãy xem xét nên sử dụng những màu nào trước khi bắt đầu phác thảo.
Mỗi màu đều có ý nghĩa riêng, vì vậy bạn nên suy nghĩ về khía cạnh này trong khi lên ý tưởng. Bạn muốn thương hiệu của mình mang lại cảm giác gì cho khách hàng? Các đối thủ của bạn đang dùng những màu nào? Bạn có nên sử dụng những màu đối lập không?
Bạn chỉ nên sử dụng từ 2 đến 3 màu vì nếu không thì logo của bạn sẽ trông rất rối mắt đấy. Thêm vào đó, ít nhất phải có một màu trắng hoặc đen. Tuy vậy, vẫn có một số ít logo không hề có màu trắng hoặc đen.
Bạn nên chuẩn bị một phiên bản logo đen trắng để phòng trường hợp bạn không thể sử dụng phiên bản có màu vì một số nguyên nhân nào đó.
Tiếp theo là phông chữ. Nếu bạn muốn logo của mình bao gồm chữ thì bạn nên cân nhắc chọn phông chữ sao cho phù hợp. Mỗi phong chữ sẽ có một ý nghĩa riêng.
Tuy nghe có vẻ hơi quá, nhưng việc lập bảng liệt kê nguồn cảm hứng là rất cần thiết đấy. Đây là cách giúp bạn tổng hợp lại các logo, hình ảnh, phông chữ và những thông tin khác vào một nơi. Qua đó, bạn có thể sắp xếp lại ý tưởng và phần nào hình dung được những việc mình sẽ làm.
Đã đến lúc để bạn bắt tay thiết kế logo rồi đấy. Bạn có cảm thấy hào hứng không?
Sau khi đã dành thời gian để nghiên cứu, bạn đã có được những mảnh ghép cần thiết. Giờ là lúc để bạn xâu chuỗi những mảnh ghép này lại với nhau.
Khi đã có được một vài lựa chọn, bạn có thể lấy giấy bút ra để phát thảo được rồi đấy. Một số trợ thủ đắc lực cần phải kể đến là Adobe Illustrator, Photoshop, và Canva. Nếu bạn có năng khiếu thiết kế thì bạn chỉ cần tận dụng các công cụ này mà không cần phải bỏ tiền ra thuê người thiết kế.
Nếu bạn không có năng khiếu thiết kế thì cũng đừng lo lắng. Vẫn còn có rất nhiều cách để giúp bạn thiết kế logo của riêng mình. Bạn có thể sử dụng những chương trình tạo mẫu logo hoặc chỉnh sửa lại những mẫu logo đã có sẵn trên Canvas.
Nếu bạn không có hứng thú tự thiết kế logo thì cũng không sao cả. Bạn có thể thuê người thiết kế mà. Bài viết cách để thuê một nhà thiết kế trong phần Học viện của chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn.
Vẫn còn một số bước bạn cần thực hiện trước khi hoàn chỉnh thiết kế của mình đấy.
Đương nhiên là được rồi! Logo của nhiều thương hiệu nổi tiếng đã phải trải qua biết bao lần thay đổi. Vậy thì chẳng có lý do gì bạn lại không thể thay đổi logo của mình cả.
Chúng tôi biết là có khá nhiều thông tin bạn cần tiếp nhận trong bài viết này. Thiết kế logo không hề đơn giản một chút nào. Bạn cần thực hiện từng bước một để không cảm thấy bị “ngộp” vì phải xử lý quá nhiều thứ cùng một lúc. Chỉ cần làm theo các bước trong bài viết này thì việc thiết kế logo của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều đấy.
Cứ từ từ, không có việc gì phải vội cả.