Sai Lầm Cần Tránh Khi Mới Bắt Đầu Chạy Marketing Trong Thị Trường Ngách

October 12, 2020

BẠN CÓ ĐANG MẮC 5 SAI LẦM NÀY VỚI THỊ TRƯỜNG NGÁCH CỦA MÌNH?

Phần lớn các chiến dịch marketing sẽ thành công hoặc thất bại ở giai đoạn thử nghiệm. Ngay cả khi làm đúng từng bước, việc chọn tiếp tục với một chiến dịch không sinh lời, thì kết quả bạn nhận được sẽ luôn mờ nhạt.

Một thành phần quan trọng trong các chiến dịch chính là độ ngách trong thị trường mà bạn đang nhắm đến. Nếu bạn mắc quá nhiều sai lầm ở điểm này thì toàn bộ chiến dịch của bạn sẽ tan tành mây khói. Bài viết này tổng hợp những sai lầm mà bạn nên tránh và những hướng tiếp cận marketing trong thị ngách một cách đúng đắn.

1. Bạn không biết chắc về thị trường ngách

Nói một cách dễ hiểu, marketing trong thị trường ngách là điều chỉnh một sản phẩm hay ý tưởng sao cho phù hợp với thị hiếu của một nhóm khách hàng để bán hàng cho họ. Tuy nhiên, nhiều người mới tham gia thị trường thương mại điện tử dường như đã hiểu sai điều này.

Ví dụ: “cha mẹ” có thể là một chủ đề phổ biến nhưng đơn giản là nó quá rộng. Hãy thử thu hẹp phạm vi xuống một cấp độ nữa là “người mới làm mẹ”, “người mới làm bố” hoặc thậm chí là “mẹ mê bóng đá”.

Các chủ đề rộng như “cha mẹ” có một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn nhưng đi kèm theo đó là rất nhiều sự cạnh tranh và do đó làm mất đi mục đích của marketing ngách ngay từ đầu. Mục tiêu của bạn nên là tìm kiếm các thị trường ngách càng cụ thể càng tốt.

2. Bạn chọn một thị trường ngách nào đó chỉ vì tiền

Bạn nên xây dựng chủ đề mà bạn quan tâm hay chủ đề có vẻ mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận hơn? Hầu hết các chuyên gia sẽ hướng bạn đi theo những gì mà bạn đam mê, nhưng điều này đôi khi lại gây ra những hiểu lầm.

Ngụ ý của việc hướng bạn theo những gì mà bạn đam mê là vì bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn và biến những kiến thức của mình thành lợi thế. Để đơn giản hóa lời khuyên này, chúng ta có thể nó như sau: “Hãy chọn thị trường ngách mà bạn hứng thú bởi vì bạn phải đồng hành với nó trong một khoảng thời gian đấy.” Việc đơn giản hóa lời khuyên này rất quan trọng bởi vì bạn không thể mù quáng chạy theo một niềm đam mê mà bạn chẳng có chút hứng thú nào hoặc lao theo một chủ đề mà bạn chẳng có chút kiến thức nào về nó.

3. Bạn chỉ xây dựng chiến lược dựa trên sản phẩm mà bỏ qua phần giải pháp

Ngay cả khi bạn xoay xở để bán hàng ở mảng này một ít và mảng kia một ít, thì việc chỉ đơn thuần tập trung vào sản phẩm là không bền vững. Đó là bởi vì bạn vẫn chưa thật sự hiểu được nhu cầu dẫn đến việc mua sắm của khách hàng. Không hiểu những nhu cầu đó có nghĩa là bạn sẽ không đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng khi chúng thay đổi.

Marketing ngách sẽ hiệu quả nếu bạn có thể giải quyết mối quan tâm và vấn đề của một nhóm cụ thể. Tìm một vấn đề hoặc nhu cầu mà mọi người đang cần giải pháp, sau đó tạo nội dung trình bày về những giải pháp mà bạn mang lại và chia sẻ rộng rãi. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để bạn quảng cáo cho cho khách hàng thấy những sản phẩm của bạn chính là những giải pháp mà họ đang tìm kiếm.

4. Bạn phụ thuộc quá nhiều vào tìm kiếm Google

Tìm kiếm Google có thể hoạt động như một thước đo có độ chính xác cao về mức độ phổ biến của một thứ gì đó nhưng bạn không nên biến nó thành công cụ duy nhất của mình. Theo một nghiên cứu của Statista và Parse.ly, chỉ 31,8% nội dung được tìm thấy thông qua các công cụ tìm kiếm. Phần còn lại đến từ sự kết hợp của mạng xã hội, email, các giới thiệu, và các nguồn trực tiếp.

Điều này có nghĩa là một thị trường ngách không nhất thiết phải quá phổ biến hoặc ít phổ biến bởi các chỉ số của Google. Nhiều nhà marketing thành công là nhờ thường xuyên sử dụng mạng xã hội, diễn đàn và các nguồn lưu lượng truy cập khác để tìm thị trường ngách của họ.

5. Bạn muốn chiến thắng dễ dàng nhưng lại không hề nỗ lực

Mỗi thị trường ngách đều cần sự nỗ lực để sinh ra lợi nhuận. Một số ngách đòi hỏi bạn phải nổ lực nhiều hơn những ngách khác, nhưng tựu chung: đừng bao giờ nghĩ đến việc không làm mà muốn có ăn.

Để tăng thứ hạng và duy trì khả năng cạnh tranh trong một thị trường ngách, bạn phải cung cấp nhiều giá trị hơn các đối thủ cạnh tranh — bằng cách tạo ra nhiều nội dung hữu ích hơn hay xây dựng một cộng đồng gắn bó hơn.