In Ấn 101

September 24, 2020

Tầm quan trọng của DPI

Các thiết kế, bản vẽ của bạn cần được định dạng chính xác, vì đây là nhân tố quyết định trong việc tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng. Trong trường hợp này, định dạng chính là đảm bảo độ phân giải của hình ảnh được điều chỉnh một cách chính xác, để đáp ứng với quá trình xử lý và in ấn. Kích thước điểm ảnh của tệp sẽ quyết định độ nét và độ phân giải của hình ảnh khi in.

Kích thước điểm ảnh:

Là tổng số điểm ảnh (chấm) mà một hình ảnh được tạo thành. Đối với các sản phẩm may mặc, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng kích thước điểm ảnh là 3600×4800.

Kích thước ảnh kỹ thuật số:

Là kích thước tính bằng inch của một bức ảnh kỹ thuật số. Đối với các sản phẩm may mặc, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng kích thước 12’’x16’’

DPI (Dots per Inch):

Con số này được tính bằng cách sử dụng kích thước điểm ảnh của hình ảnh và kích thước ảnh kỹ thuật số. Trong Photoshop, con số này được hiển thị dưới dạng “độ phân giải”. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng mật độ điểm ảnh là 300 DPI.

Ví dụ: Nếu chúng ta có một ảnh kỹ thuật số có độ phân giải là 1800×2400 và kích thước là 12’’x16’’, chúng ta sẽ có DPI là 150, quá thấp để có thể in đươc lên trang phục.

(1800 điểm ảnh theo chiều rộng)/(12’’ chiều rộng)= 150DPI

Chúng ta cần sử dụng công cụ chỉnh sửa ảnh để tăng kích thước điểm ảnh lên 3600x4800px, để đạt được mật độ điểm ảnh là 300DPI.

Cùng một tệp kỹ thuật số có thể tạo ra các bản in có nhiều DPI khác nhau vì khi bạn sử dụng cùng một tệp để in một sản phẩm nhỏ hơn (như áo phông) và một sản phẩm lớn hơn (như poster), thì các khu vực in sẽ rất khác nhau và bạn đang sử dụng cùng một số lượng chấm để lấp đầy các không gian có kích thước khác nhau. Điều này sẽ làm cho bản in có hiện tượng bể ảnh. Vì vậy, hãy thực hiện theo hướng dẫn của chúng tôi để đảm bảo bạn có mật độ điểm ảnh chính xác cho từng loại sản phẩm.

Dưới đây là hai hình ảnh cho thấy DPI có thể tạo ra sự khác biệt lớn như thế nào khi bạn in. Hình ảnh trên cùng đại diện cho DPI thích hợp, trong khi hình ảnh phía dưới đại diện cho DPI quá thấp

Quy trình in phun trực tiếp (DTG)

In phun trực tiếp là một quy trình in trên vải bằng công nghệ in phun chuyên dụng. Máy in DTG giữ quần áo ở một vị trí cố định và sử dụng loại mực đặc biệt được dùng để in trực tiếp lên vải bằng đầu in và được hấp thụ bởi các sợi của quần áo. Những tính năng này sẽ làm giảm đáng kể lỗi hình in bị biến dạng ở một số kỹ thuật in vải khác.

Cơ chế của in phun trực tiếp là bơm màu vào sợi vải, không giống như các kỹ thuật in khác đưa mực hoặc nhựa vinyl lên trên vật liệu. Khi bơm mực trực tiếp thì mực in và vải sẽ kết dính để cho ra một bản in đầy rực rỡ và mang lại cảm giác mềm mại. Đồng thời cũng tạo ra khả năng chống phai màu tốt hơn các kỹ thuật in khác.

Kỹ thuật in phun trực tiếp có thể áp dụng được với hầu hết các bản vẽ/thiết kế thông thường. Bạn không cần phải phân tách màu sắc và các lớp như với cách in thông thường. Kết quả là, người ta có thể tái tạo phổ màu đầy đủ mà không giới hạn về số lượng tông màu và có thể đạt được độ rõ nét tuyệt vời trên những bản vẽ/thiết kế có nhiều chi tiết.

Kỹ thuật in trực tiếp cho phép tùy chỉnh và định hình màu để đạt được sự thể hiện và kết hợp màu tốt hơn. Chúng tôi có thể hiệu chỉnh để in trên các chất nền và màu sắc khác nhau.

Mực được sử dụng để in trực tiếp có dạng nước, rất thân thiện với môi trường và an toàn.

Bởi vì in trực tiếp là một công nghệ mới, nên sẽ luôn có sự thay đổi và cải tiến không ngừng. Các máy in tại GearLaunch luôn đi đầu trong việc cập nhật các kỹ thuật và xu hướng mới này.